News

6/recent/ticker-posts

9 chiến dịch phòng chống nạn h iếp dâm mạnh mẽ và sáng tạo nhất

"Những kẻ hiếp dâm làm hại con người chứ không phải quần áo " - đây là một trong những thông điệp trong các chiến dịch phòng chống tệ nạn hiếp dâm và bình đẳng nhân quyền có ảnh hưởng rộng khắp trên toàn thế giới.
1. Chiến dịch thông điệp trên chiếc quần lót
Theo Hiệp hội Y tế thế giới, 35% phụ nữ trên thế giới đã phải chịu nhiều bạo lựctrong suốt cuộc đời họ. Vì thế, một nghệ sĩ mang tên Alexsandro Palombo đã muốn tạo cơ hội cho phụ nữ để đưa tiếng nói của mình đến toàn thế giới.
Những nỗ lực của Palombo chủ yếu xoay quanh nhân quyền và vấn đề xã hội, và dự án thông điệp trên chiếc quần lót là một trong nỗ lực ấy. Ông đã kêu gọi phụ nữ trong những diễn đàn xã hội viết những mẩu thông điệp chống lại tệ nạn hiếp dâm trên những chiếc quần lót và chụp ảnh lại.
Bạo lực là yếu hèn nhưng được ngụy trang như thể chúng rất mạnh mẽ. (Ảnh trên)
Bản thân chúng tôi giá trị hơn rất nhiều so với ” thứ này”. (Ảnh dưới)
2. Thông điệp bình quyền trên “băng vệ sinh”
Chủ đề về bình quyền nam nữ luôn là vấn đề từ xưa đến nay, nhưng vẫn chưa gây chú ý một cách thực sự. Một người phụ nữ có tên Elone ở Karsruhe (Đức) đã giải quyết vấn đề này bằng một chiến dịch gây khá nhiều tranh cãi, đó là dùng băng vệ sinh để truyền tải cho mọi người về bình đẳng giới tính cũng như vấn nạn hiếp dâm.
Chiến dịch này đã thu hút sự chú ý từ rất nhiều người, trong đó có cả giới phê bình. Một vài người đã bày tỏ mong muốn được áp dụng chiến dịch này ở chính thành phố của họ. Những bức ảnh về những băng vệ sinh độc đáo này đã được chia sẻ hàng nghìn lần trên các trang mạng xã hội. Một trong những câu nói được in trên băng vệ sinh – “Giá như đàn ông kinh tởm vấn nạn hiếp dâm như chính họ kinh tởm kinh nguyệt của phụ nữ” – đã trở thành dòng trạng thái được chia sẻ nhiều nhất trên Twitter.
3. Những bức ảnh bình quyền
Đây là một bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Liora K từ Tucson bang Arizona. Những bức ảnh của cô đã thể hiện những thông điệp của người phụ nữ trên chính cơ thể của họ. Cô ấy gọi chúng là “Những bức ảnh bình quyền”.
“Bình đẳng”.
“Bạn không sở hữu thân thể của tôi”
Nhưng tại sao lại viết lên chính cơ thể của người phụ nữ? Điều đó nói lên thông điệp rằng: Cơ thể của chúng ta là thuộc về chính chúng ta, chứ không thuộc về chính quyền hay, xã hội hoặc tôn giáo nào đó.
Tôi không yêu cầu “được” cưỡng hiếp. (Ảnh trên)
Say không có nghĩa là đồng ý. (Ảnh dưới)
4. SlutWalk
SlutWalk Chicago 2013 nằm trong chiến dịch SlutWalk lần thứ 3 được tổ chức hàng năm. Chiến dịch đầu tiên là vào năm 2011 tại Toronto, sau khi một nhân viên cảnh sát ở thành phố này đã gây chú ý trên trang nhất khi nói rằng “Phụ nữ nên tránh ăn mặc như gái điếm nếu như không muốn trở thành nạn nhân“.
Trong một bài phỏng vấn, người sáng lập chiến dịch – Vera Kim Mikrut - nói rằng: “Mục đích của chiến dịch là để giúp các nạn nhân tìm ra tiếng nói riêng và cho mọi người thấy nạn hiếp dâm đang hoành hành. Cuộc diễu hành là một phần của phong trào chống lại những lối suy nghĩ lệch lạc về bạo lực tình dục.”
“Không ai hỏi kẻ đã hiếp dâm tôi mặc gì cả”
5. Dự án “Không thể phá hủy”
Một nhiếp ảnh gia, sinh viên nghệ thuật 21 tuổi đã phát động dự án này với mục đích giúp các nạn nhân tình dục được lên tiếng và đáp trả bằng cách đưa ra những câu nói của chính bọn ác nhân.
Cô Grace Brown, người đang thực hiện chiến dịch này đã sử dụng tấm giấy để ghi rõ những gì bọn thủ phạm đã nói khi làm hại họ. Cô muốn cho mọi người thấy những gì nạn nhân phải đối mặt trước và sau khi bị làm hại.
Tao chưa xong với mày đâu. Sao mày lại ra máu nhiều thế này?” (Ảnh trên)
“Im nào bé cưng. Sẽ qua nhanh thôi mà” – kẻ tấn công tôi đầu tiên nói, trong khi 4 kẻ khác vây quanh giường và chờ tới lượt. (Ảnh dưới)

6. Dự án “Không thế phá hủy” (phiên bản nam)
Cô Grace Brown cũng thực hiện chiến dịch này cho cả nạn nhân nam.
“Em trông đẹp lắm” là câu nói của thủ phạm sau khi ra tay. (Ảnh trên)
“Nếu mày nói với ai về chuyện này, tao sẽ đuổi mày ra khỏi trường” – người trợ lí giáo viên Taewondo nói với tôi khi tôi 11 tuổi. Tôi đã không nói với ai cả mãi cho đến khi tôi 31 tuổi. Thật hổ nhục và đáng trách”. (Ảnh dưới)

7. “Tôi cần chủ nghĩa bình quyền vì…”
Một chiến dịch ủng hộ chủ nghĩa bình quyền được thực hiện bởi sinh viên trường Cambridge đã thành công ngoài mong đợi. Dự án này thể hiện sự căm phẫn của nhiều sinh viên về thái độ của những kẻ phân biệt giới tính và họ bày tỏ rằng họ sẵn sàng chiến đấu cùng nhau để “triệt tiêu” thái độ này.
Họ bắt đầu thực hiện thử thách trong vòng 3 ngày bằng cách hoàn thành một câu sau “Tôi cần chủ nghĩa bình quyền vì …”. Có hơn 700 người tham gia chiến dịch này. Những thông điệp của họ rất nghiêm túc và mang tính chính trị như “Ngày nay ở Anh, có khoảng 4000 cô gái bất đắc dĩ phải làm gái bán dâm“, và cũng có những câu mang tính chất hài hước như “Tôi yêu thích làm bánh và ba tôi cũng vậy” hay “vài người bạn của tôi sẽ cười về chuyện này“.
Những hình ảnh này đã được chia sẻ hàng triệu lần trong vòng 2 tuần trên Facebook. Tờ báo Figaro (Pháp) cũng đã dịch những câu slogan này sang tiếng của họ. Báo The Huffington Post thuật lại rằng chiến dịch này đã lan rộng đến Malawi và Úc. Bên cạnh đó, tạp chí Cosmopolitan đã rất đề cao chiến dịch này.
“Tôi cần chủ nghĩa bình quyền vì: Khi tôi đọc được những thông tin về quấy rối tình dục trên internet, cảm giác đầu tiên của tôi là vô cùng tồi tệ vì tôi chưa bao giờ trải qua điều đó”. (Ảnh trên)
“Tôi cần chủ nghĩa bình quyền bởi vì xã hội này chỉ dạy chúng ta cách để không bị xâm hại nhưng lại không dạy ai đó đừng xâm hại người khác”. (Ảnh dưới)
8. Những con số biết nói
Ali Safran, một cô gái bị tấn công tình dục trong xe hơi suốt thời kỳ trung học, đã đăng một bảng trên hàng rào ghi rằng: “3 năm trước, vào ngày này, tôi đã bị tấn công tình dục ngay tại đây. Khi quay lại nơi này, tôi muốn buồn nôn nhưng tôi phải đối mặt để nói điều này: Tấn công tình dục có thể ngăn chặn được
Ali kêu gọi mọi người viết những câu chuyện của họ và chụp lại những bức ảnh đó. Những tấm ảnh mạnh mẽ này đã được đăng trên trang Tumblr của cô ấy.
Lúc đó tôi 22.
Ông ấy 33, một giáo sư mới
Số lần ông ấy ép tôi uống: quá nhiều không thể nhớ hết.
Số lần ông ấy tấn công tình dục tôi trong một đêm: 2.
Số người tôi nói với: Trưởng Khoa: 2; Giáo sư: 1; Bạn bè: 7; Gia đình: 0.
Số lần tôi có hành động vô kỉ luật với ông ta: 0.
Số người bạn tôi đánh mất bởi vì ông ta: 4
” (Ảnh trên)
Tôi từng rất sợ phải công khai chuyện này, cho đến khi tôi đã kể câu chuyện cho rất nhiều người ( liệt kê), nhưng nhận lại vẫn là số không. Tôi vẫn gặp khó khăn khi ngủ, kể cả khi chuyện đã qua tận 3 năm”. (Ảnh dưới)
9. Thử thách 30 bí mật trong 30 ngày
Đây là thử thách mang tên “30 bí mật trong 30 ngày” được tạo ra bởi các nhóm trên Flickr. Trong thời gian đó, thành viên trong nhóm sẽ tiết lộ những bí mật hoặc sự thật ít biết về chính bản thân họ kèm 1 bức ảnh để minh họa cho bí mật đó.
Một người dùng Flickr có tên bex011087 quyết định viết bí mật của cô lên cơ thể. Cô muốn nhân cơ hội này để chia sẻ nỗi đau khi là một nạn nhân tình dục, từ đó mong muốn nâng cao ý thức về nạn hiếp dâm.
Bí mật thứ 15: Tôi bị làm nhục bởi một người lạ trên chính giường của tôi, nhưng đó không phải lỗi của tôi. (Ảnh trên)
Bí mật thứ 5: Tôi cảm thấy rất kinh tởm. (Ảnh dưới)

Nguồn Yan