News

6/recent/ticker-posts

Cô bé thoát nạn trong vụ án Long An lặng lẽ đứng góc sân gọi mẹ và hai em

Mai vàng đã về nhuộm thắm ở mọi ngách ngách làng quê. Bích Như, người con gái lớn thoát chết trong vụ thảm án ở Long An lặng lẽ phóng đôi mắt bình lặng như mặt nước mùa thu ra bên ngoài quan sát khung cảnh đó.
Mới 11 tuổi nhưng chẳng còn cái háo hức như những đứa trẻ khác mỗi độ Tết đến xuân về. Có lẽ với em, nỗi vui sướng có tấm quần tấm áo mới ngày Tết chẳng to bằng nỗi sợ cô độc trong bữa cơm Tất niên thiếu hình bóng mẹ và các em nhỏ. Nỗi đau đó sẽ còn âm ỉ, dai dẳng đeo đuổi hai bố con cả một chặng đường dài...

Ký ức đau buồn của người ở lại

Những ngày giáp Tết, làng mạc tấp nập đông vui bao nhiêu thì không khí "trầm mặc" trong ngôi nhà nhỏ nhưng vừa trải qua biến cố lớn ở ấp Thạnh Trung, xã Phước Vĩnh Đông (huyện Cần Giuộc, Long An) lại trái ngược hoàn toàn bấy nhiêu.

Cháu Nguyễn Thị Bình Như.

Tiếp chúng tôi trong một buổi chiều giáp Tết ảm đạm, anh Nguyễn Tấn Thanh và cháu Nguyễn Thị Bích Như (2004) khuôn mặt vẫn không giấu nổi những nỗi u sầu sau những mất mát dường như quá lớn. Đúng là, người mất thì đã mất nhưng hiển nhiên sự chua xót, đớn đau của những người ở lại chẳng biết đến bao giờ mới có thể xóa nhòa.
Bao nhiêu người thân, anh em, xóm giềng... ai ai cũng cố gắng nói lời an ủi, động viên vượt qua biến cố. Thế nhưng nhìn hình ảnh di thờ trên ban của người vợ trẻ và hai đứa con thơ mới lập, không ai không khỏi chua xót cho cảnh cô quạnh của người đàn ông gà trống nuôi con này.
Nhớ lại cái ngày "định mệnh chia lìa" giữa tháng 11, anh Thanh kể, lúc anh đang thu mua tôm trên tỉnh như ngày thường thì nghe người nhà gọi điện thông báo tin dữ như sét đánh ngang tai. Tức tốc trở về ngôi nhà thân thương thì khung cảnh người vợ thân yêu và hai đứa con nhỏ nằm sõng soài trên nền đất lạnh lẽo làm anh ngất lên ngất xuống. "Lúc đó tôi không dám tin vào mắt mình, chỉ cầu mong đó là một cơn ác mộng mà thôi. Tôi đã muốn chết ngay theo cô ấy và bọn trẻ, bất chấp mọi lời khuyên ngăn từ người thân, xóm làng. Nhưng may thay mẹ đã nắm tay tôi chỉ vào bé Như và nói: Nếu bay chết, nó sẽ sống sao? Chỉ một câu nói mà làm tôi sực tỉnh, mình đau một thì có lẽ bé Như mất mẹ mất các em con đau mười, nhất là nó mới chỉ là con bé 11 tuổi, những gì nó phải gánh chịu là vết thương lòng quá lớn. Nếu tôi nghĩ quẩn mà chết đi, có phải quá ác với con hay không? Bao nhiêu câu hỏi và mâu thuẫn giằng xé để rồi từ đó tiếp thêm động lực giúp tôi gắng gượng đến tận bây giờ...", anh Thanh chia sẻ cảm xúc.
Chỉ vào bé Như đang đứng lặng lẽ ngoài sân nhà, anh Thanh nói: "Hồi đó con bé khóc dữ lắm, lúc ấy nó đang ở nhà ông bà cách đó có 300m. Gia đình tôi trước cũng nghèo, hai vợ chồng phải cật lực "cày cuốc" để mong con cái có cuộc sống tốt hơn nên từ nhỏ Như đã được vợ chồng tôi gửi nhờ sống với bà.
Sau này do cuộc sống khấm khá hơn Như cũng khôn lớn hơn rồi tuy nhiên do gần nên cháu vẫn sinh hoạt đi lại giữa hai bên đều đặn. Khi hay tin mẹ và các em mất ở nhà, nó khóc đòi chạy về nhưng may thay ông bà và các cô bác ngăn cản, thậm chí cưỡng chế để cách ly cháu khỏi thấy cảnh tang thương đó. Tôi vẫn thầm cảm ơn mọi người đã nghĩ chu toàn cho tâm lý cháu bé thay cho người bố đi làm xa nhà này". "
Từ ngày mẹ và các em mất. Bích Như không có ngày nào là không gặp ác mộng, có những hôm bé la toáng lên trong đêm goi "mẹ ơi, mẹ ơi" rồi quẫy đạp ầm ĩ. Tôi phải ôm con bé vào lòng dỗ mãi mới nguôi ngoai", anh kể.
Anh Thanh cho hay anh và gia đình sau đó đã cho bé Như nghỉ học một thời gian để ổn định lại tâm lý sau cú sốc mất người thân và cũng là bảo vệ con khỏi những lời đồn thổi vô tình hay hữu ý về chị Nguyên làm tổn thương tới tâm hồn con trẻ.

Cái tết đầu tiên vắng bóng mẹ và các em

Vậy là Tết lại sắp đến rồi. Châm điếu thuốc lên mồm hút và nhả ra những vòng khói lẩn quẩn đầy ưu tư, anh Thanh buồn rầu nhớ lại: "Giờ này năm ngoái, vợ và các con tôi đang quây quần bàn bạc xem Tết này sắm gì, mua gì . Thằng cu út dễ thương lắm, tôi còn nhớ như in nó ngay ngoáy cái mông nhỏ xíu kéo áo mẹ đòi mua bằng được cái áo mới có hình siêu nhân đỏ như thằng cu Bi hàng xóm, môi nó cong cong lên phụng phịu đến là đáng yêu. Nguyên thì tất bật nào lạt, nào lá nào nếp chuẩn bị gói bánh cả cho nhà bà, vợ đảm đang lắm, chẳng để tôi chẳng động tay động chân vào việc gì...".

Nhìn vào thực tại với giọng tràn đầy tiếc nuối anh nói: "Đó mãi là những kỷ niệm đẹp với tôi, cuộc sống tuy nghèo khó nhưng hạnh phúc, cho dù tới nay tôi vẫn không hiểu được có áp lực hay trầm uất gì lớn đến mức Nguyên tước đoạt mạng sống của chính mình và các con theo cách thức thô bạo đến vậy. Sau này mẹ tôi có kể đã từng đưa vợ tôi đi xem bói và đeo bùa trước đó một ngày. Cô ấy trầm uất sinh ra ám ảnh về việc có ma quỷ ngay chính trong ngôi nhà này, dù cho mọi người vẫn sinh hoạt bình thường. Nhưng sau cùng tất cả, tôi vẫn nhớ những phút giây đầm ấm và trân trọng những gì gia đình chúng tôi đã có với nhau, chỉ thương con bé Như, tuy không nói ra nhưng tôi biết nó sốc dữ lắm".
"Từ ngày mẹ và các em mất. Như sợ tôi buồn, mới tí tuổi mà con bé đã ra dáng chỗ dựa. Giúp bố làm hết việc này đến việc khác, cũng như để quên đi nỗi đau buộc phải nếm trải khi còn quá nhỏ. Cái Tết tới này sẽ khó khăn lắm đây, cả với tôi và bé Như. Không ai bảo ai, nhưng xuân đã bớt rộn ràng đi quá nửa, nhất là đối với những người lòng đã ngập tràn ưu muộn.
Mai vàng đã về nhuộm thắm mọi ngách ngách của làng quê rồi. Hình ảnh Bích Như – Người con gái lớn thoát chết trong vụ thảm án ở Long An một thời gian rần rần trên mặt báo lặng lẽ đứng nơi góc sân nhà. Cô bé phóng đôi mắt bình lặng như mặt nước hồ mùa thu ra bên ngoài quan sát khung cảnh đó. Mới 11 tuổi nhưng chẳng còn cái háo hức như những đứa trẻ khác mỗi độ Tết đến xuân về. Có lẽ với em, nỗi vui sướng có tấm quần tấm áo mới ngày tết chẳng to bằng nỗi sợ cô độc trong bữa cơm tất niên thiếu hình bóng mẹ và các em nhỏ. Nỗi đau đó sẽ còn âm ỉ, dai dẳng đeo đuổi đớn đau mãi cả một chặng đường dài.
Chia sẻ về cuộc sống hiện tại, Anh Thanh cho biết sau những biến cố tưởng chừng như không vượt qua được, giờ đây anh đã bình tâm hơn, lấy Như làm lẽ sống để tiếp tục cố gắng và phấn đấu nốt quãng đường đời vốn đã lắm bi ai này. Tạm biệt hai bố con anh Thanh cháu Như, trước khi chúng tôi bước vội lên xe trở về đón Tết bên gia đình mình, chỉ kịp nắm lấy tay anh và cháu động viên hai tiếng: Vững An!
Mai vàng đã về nhuộm thắm ở mọi ngách ngách làng quê. Bích Như, người con gái lớn thoát chết trong vụ thảm án ở Long An lặng lẽ phóng đôi mắt bình lặng như mặt nước mùa thu ra bên ngoài quan sát khung cảnh đó. Mới 11 tuổi nhưng chẳng còn cái háo hức như những đứa trẻ khác mỗi độ Tết đến xuân về. Có lẽ với em, nỗi vui sướng có tấm quần tấm áo mới ngày Tết chẳng to bằng nỗi sợ cô độc trong bữa cơm Tất niên thiếu hình bóng mẹ và các em nhỏ. Nỗi đau đó sẽ còn âm ỉ, dai dẳng đeo đuổi hai bố con cả một chặng đường dài... gọi mẹ và hai em Anh Nguyễn Tấn Thanh.
Như thông tin đã đưa, ngày 19/11 trên địa bàn ấp Thạnh Trung, xã Phước Vĩnh Đông (huyện Cần Giuộc, Long An) xảy ra vụ án nghiêm trọng, Tại hiện trường phát hiện 3 người tử vong với nhiều vết đâm trên người. Gồm người mẹ là Đỗ Thị Ái Nguyên (sinh năm 1985), hai con là Nguyễn Thị Hoàng Quyền (học sinh lớp 5) và Nguyễn Hoàng Khang (học sinh lớp 4).
Cháu Quyền và Khang nằm chết trên giường, còn chị Nguyên nằm chết trước cửa nhà, gần đó có một con dao bầu còn dính máu. Khoảng 7h sáng 19/11, mẹ chồng của chị Nguyên (nạn nhân), trên đường đi việc riêng, bà ghé vào nhà con (gia đình chị Nguyên) thì phát hiện sự việc. Bà liền tri hô mọi người đến ứng cứu, đồng thời cấp báo lên cơ quan chức năng. Khi đó chồng của chị Nguyên là anh Nguyễn Tấn Thanh đang đi mua tôm ở Bến Tre, em Nguyễn Thị Bích Như (SN 2004) – một người con khác thoát chết vì thời điểm phát hiện án mạng thì bé Như đang ở nhà nội cách đó khoảng 300m. Vụ việc đau lòng sau đó xác nhận nguyên nhân là do người mẹ bị trầm uất nên đã sát hại 2 con và tự kết liễu đời mình.