News

6/recent/ticker-posts

Trung Quốc ngang ngược triệu tập đại diện G7 về vấn đề biển Đông

(Trung Quốc cho biết đã triệu tập các nhà ngoại giao của nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) để phản đối tuyên bố chung của các ngoại trưởng nhóm này về chuyện biển Đông.

Trước đó, sau khi kết thúc hội nghị ở Hiroshima - Nhật Bản hôm 11-4, ngoại trưởng các nước G7 ra tuyên bố chung, trong đó có nội dung phản đối các hành động khiêu khích trên biển Đông và Hoa Đông. Đây là 2 vùng biển mà Trung Quốc đang tăng cường bành trướng.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng hôm 13-4 nói Trung Quốc "chính thức làm rõ" quan điểm về vấn đề này với các nhà ngoại giao của các nước liên quan.
Ngoại trưởng các nước G7 nhóm họp tại TP Hiroshima - Nhật Bản hôm 10-4 Ảnh: Reuters  
Ông Lục ngang ngược tuyên bố Bắc Kinh bảo vệ hoạt động cải tạo đất ở quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) theo "chủ quyền của nước này" và cáo buộc G7 tách rời nhiệm vụ đảm bảo nền kinh tế toàn cầu.
Hôm 12-4, Bộ Ngoại giao Trugn Quốc cũng bày tỏ sự giận dữ trước tuyên bố chung của ngoại trưởng G7, đồng thời yêu cầu G7 không thiên lệch trong các vấn đề tranh chấp lãnh thổ.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã đến thăm Philippines ngày 13-4, trong động thái nêu bật mối quan hệ quân sự phát triển với đồng minh Đông Nam Á này.
Chuyến thăm của ông Carter diễn ra giữa lúc Mỹ và Philippines đang tiến hành cuộc tập trận hải quân chung Balikatan. Trước đó, hai bên đạt được thỏa thuận cho phép quân đội Mỹ hiện diện tại 5 căn cứ quân sự của Manila. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ dự kiến đến thăm một trong những căn cứ này.
Theo Reuters, trên máy bay sang Philippines, ông Carter cho báo giới hay ngoài 5 căn cứ kể trên, sẽ còn nhiều căn cứ tương tự trong tương lai.
trung-quoc-trieu-tap-dai-dien-g7-ve-van-de-bien-do2ng
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter. Ảnh: Reuters  
Ông Patrick Cronin, giám đốc cấp cao của Chương trình An ninh châu Á-Thái Bình Dương, nhận định: "Chuyến thăm của ông Carter có sức ảnh hưởng lớn khi Tòa Trọng tài thường trực (PCA) của Liên Hiệp Quốc sắp đưa ra phán quyết về vụ Philippines kiện các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông. Chuyến đi này nhằm trấn an Philippines rằng Manila có sự ủng hộ an ninh của Mỹ trong việc hướng đến giải quyết tranh chấp theo luật pháp quốc tế".
Năm nay, Mỹ cung cấp cho Philippines khoảng 40 triệu USD thuộc Sáng kiến An ninh hàng hải (MSI), một chương trình kéo dài 5 năm với tổng kinh phí 425 triệu USD.