News

6/recent/ticker-posts

Hủ tục "bồi thường" bằng gái trinh

Một tập tục xưa cũ - gọi là Baad - đang đối mặt nhiều chỉ trích ở Afghanistan vì đẩy phụ nữ vào cuộc sống không khác gì địa ngục.

Những tục lệ về tr.inh ti.ết "lạ đời" nhất thế giới
Anh chàng tên Ngọc Trinh giả gái đẹp nhất năm 2015
Đại gia ăn "cơm tù áo số" vì nghiện gái ngoan giải "đen"

Anh chàng giáo viên Khan Wali Adil đang bị chính người thân đe dọa tính mạng vì dám đứng lên chống lại tập tục xưa ở Afghanistan: dàn xếp bất đồng bằng các cô gái còn trinh (gọi là Baad). Người thanh niên 24 tuổi này đã cắm trại bên ngoài tòa nhà quốc hội ở thủ đô Kabul hơn 3 tuần, thúc giục các nhà lập pháp thông qua dự luật cấm tập tục Baad bị phe bảo thủ ngăn chặn nhiều năm qua. "Đàn ông bán chị em gái, con gái dưới danh nghĩa hôn nhân mà không cần biết họ có đồng ý hay không" - Adil chỉ trích.

Một nạn nhân giấu tên (22 tuổi) của tập tục Baad nói với đài NBC (Mỹ) rằng cô rơi vào tay một người đàn ông tuổi ngoài 40, đã kết hôn và có 8 người con, sau khi anh trai mình vô tình bắn một người cùng làng do tranh chấp đất đai. "Gia đình ấy chỉ đồng ý giảng hòa nếu gia đình tôi đưa cho họ 2 cô gái, trước khi chịu giảm xuống còn 1. Cha tôi khóc lóc bảo rằng nếu tôi không đồng ý, anh trai sẽ bị giết. Tôi ngày ngày bị gia đình chồng xem như kẻ thù. Mọi người trong nhà, kể cả con trai riêng của chồng, đều đánh đập tôi" - nạn nhân đến từ tỉnh Parwan kể lại, đồng thời cho biết cô có lẽ đã tự tử nếu không vì 2 con gái.

Thầy giáo Khan Wali Adil ngồi bên trong lều dựng gần tòa nhà quốc hội ở thủ đô Kabul Ảnh: NBC NEWS  

Nhiều phụ nữ kể rằng họ bị đánh đập và lạm dụng sau khi bị "bán" đi. Bi kịch hơn, một số người bị sát hại hoặc phải tự tìm đến cái chết. Thêm một điều gây lo ngại khác, nạn nhân của tập tục Baad thường là trẻ em, chẳng hạn trường hợp của Shakila. Lúc Shakila 8 tuổi, một nhóm người có vũ trang đã xông vào nhà cô ở TP Asadabad, tỉnh Kunar và lôi cô đi. Theo báo The New York Times, Shakila và em họ bị bắt đi vì người chú bỏ trốn cùng với vợ của một người có thế lực trong làng.

Vấn đề là không ít lãnh đạo tôn giáo địa phương đang giúp duy trì tập tục Baad bằng cách cử hành hôn lễ giả. Điều này thúc đẩy Adil kêu gọi quốc hội thông qua dự luật xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (gọi tắt là EVAW), trong đó mở rộng danh sách những hành vi ngược đãi nhằm vào phụ nữ.

EVAW được thông qua bởi một sắc lệnh tổng thống vào năm 2009 nhưng vấp phải sự phản đối ở quốc hội từ đó đến giờ. Nghị sĩ bảo thủ Nazir Ahmad Hanafi cho biết ông phản đối dự luật vì điều khoản cho phép người đàn ông bị tống giam nếu kết hôn với nhiều hơn 1 phụ nữ.

Nỗ lực của Adil cũng nhận được sự ủng hộ của một số nhân vật tôn giáo tiếng tăm. Mohammad Salim Hassani, giáo sĩ dòng Shiite, thừa nhận tập tục Baad lâu nay đã dung dưỡng cho thứ "văn hóa miễn tội" ở vùng thôn quê. "Mọi người đều có trách nhiệm với hành động của chính mình. Chúng ta không thể trừng phạt một cô gái cả đời vì tội lỗi của người khác" - giáo sĩ Hassani nhìn nhận. Ông cũng ca ngợi hành động của Adil vì "anh ấy có thể đã được cho không nhiều người vợ nhưng đã từ chối". Nhà hoạt động nhân quyền Ali Reza cũng gọi những gì Adil đang làm không khác gì một cuộc cách mạng.

Nhen nhóm hy vọng

Hành động của thầy giáo Adil đã chạm đến trái tim của những người như cô sinh viên Nahid Ahmadi, 23 tuổi. Kể về lần gặp Adil mới đây, Ahmadi nói: "Tôi khóc không ngừng. Đa số phụ nữ ở khu vực nông thôn không được đối xử như con người".

Bà Metra Mehran, người đứng đầu một tổ chức phi chính phủ chuyên hỗ trợ phụ nữ và thanh niên, nhận định nỗ lực của Adil đã nhen nhóm hy vọng cho những đổi thay dù "còn cả chặng đường dài phía trước".