News

6/recent/ticker-posts

Ổ bánh mì cướp được lúc đói có thể ‘đắt’ bằng 20 năm tù: Luật sư nói gì?

Vụ án hy hữu xảy ra do 2 thiếu niên Sài Gòn đói bụng nhưng không có tiền mua đồ ăn nên bàn nhau vờ hỏi mua bánh mì rồi giật, bỏ chạy.
Theo lịch xét xử, TAND quận Thủ Đức (TPHCM) sẽ đưa vụ án hy hữu “cướp bánh mì” ra xét xử vào ngày 17/5 tới. Tuy nhiên, dư luận đang băn khoăn là mức đề nghị truy tố của cáo trạng VKSND quận Thủ Đức là quá nặng đối với 2 thanh niên gây án vì… quá đói bụng này. 
Vụ án hy hữu hai thiếu niên ‘đói quá hóa liều’ nên đi cướp bánh mì ở TPHCM từng gây xôn xao dư luận. Ảnh minh họa
Báo VnExpress trích dẫn cáo trạng cho biết, sáng 18/10/2015, Nguyễn Hoàng Tuấn (SN 1998, ngụ huyện Củ Chi) và Ôn Thành Tân (SN 1998, ngụ quận 9) rủ nhau đến một nhà hàng ở quận Thủ Đức xin việc làm. Trên đường đi cả hai đói bụng nhưng không có tiền nên bàn nhau đến tiệm tạp hóa hỏi mua bánh rồi giật, bỏ chạy.
Vào khoảng 12h ngày 18/10/2015, đến tiệm tạp hóa trên đường Tô Vĩnh Diện, quận Thủ Đức. Tuấn nói với chủ quán bán một bịch chuối sấy, ổ bánh mì ngọt và 3 bịch me. Chị chủ quán bỏ tất cả vào chiếc túi thì cậu trai trẻ giật phăng, tăng ga phóng đi.

Nghe tiếng chủ quán tri hô, hai người đàn ông ở gần đó đuổi theo bắt Tân và Tuấn giao công an phường. Kết quả định giá số đồ ăn bị cướp giật là 45.000 đồng. Thời điểm phạm tội cả hai chưa thành niên.
Tại Cơ quan điều tra, Tuấn và Tân cùng khai nhận hành vi phạm tội của mình. Cáo trạng của VKSND quận Thủ Đức cho rằng, hành vi phạm tội của Tuấn và Tân là “cướp tài sản” thuộc trường hợp dùng thủ đoạn nguy hiểm và truy tố Tuấn và Tân theo Khoản 2, Điều 136 Bộ luật hình sự, với mức hình phạt mỗi đối tượng từ 3 đến 10 năm tù.
Về vụ án hy hữu này, có ý kiến cho rằng mức đề nghị truy tố 3-10 năm tùngười vì cướp bánh mì lúc đói là quá nặng. Ảnh minh họa
Về vụ án hy hữu này, có ý kiến cho rằng mức đề nghị truy tố 3-10 năm tù/người vì cướp bánh mì lúc đói là quá nặng. Ảnh minh họa
Trao đổi với báo Lao Động về vụ án hy hữu này, luật sư Đỗ Hải Bình (Trưởng Văn phòng luật sư Quốc Anh, Đoàn luật sư TPHCM) cho rằng: “Căn cứ vào khoản 4 điều 8 Bộ luật hình sự thì mặc dù đủ yếu tố cấu thành tội phạm nhưng tính nguy hiểm cho xã hội không có thì có thể xử lý cảnh cáo hay giáo dục phạt hành chính. Không nên truy tố hình sự tạm giam các bị cáo như thế, sẽ phản tác dụng…”.
Trong khi đó, luật sư Nguyễn Văn Tài (Trưởng Văn phòng luật sư Mai Trung Tín, Đoàn Luật sư TPHCM) nhận định: “Về tố tụng, hành vi là có, nhưng hậu quả là chưa xảy ra, khi xem xét vụ án, cần biết nguyên nhân và động cơ phạm tội. Ở đây cần xem đạo lý và luân lý khi hai đối tượng đói quá mà làm liều. Thử hỏi nếu biết bị đề nghị từ 3 đến 10 năm tù thì hai đối tượng có dám cướp để ăn hay không?”.