News

6/recent/ticker-posts

Diễn biến mới về vụ trọng án 6 người chết ở Bình Phước

Vụ thảm sát ở Bình Phước đã khiến 6 người trong một gia đình bị sát hại dã man, chỉ riêng cháu bé 18 tháng tuổi may mắn sống sót.
Thông tin mới nhất về vụ thảm sát ở Bình Phước, sáng 9/7, Công an tỉnh Bình Phước phát thông báo khẩn kêu gọi người dân tố giác tội phạm liên quan đến vụ thảm sát 6 người trong gia đình ông Lê Văn Mỹ (48 tuổi) ở xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành. Nhiều cảnh sát cũng xuống đường phát thư vận động của công an huyện Chơn Thành cho người đi đường, chợ, công nhân... xung quanh khu biệt thự của gia đình ông Mỹ.
Chiều 8/7 Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bình Phước đã ra quyết định khởi tố vụ ángiết người cướp tài sản khiến 6 người trong một gia đình thiệt mạng. Cùng ngày Ban Chuyên án cũng được Bộ Công an thành lập để nhanh chóng tiến hành điều tra theo quy định của pháp luật.
Có mặt từ ngay sau khi phát hiện vụ án và chỉ đạo trong suốt thời gian qua, Đại tá Trần Thắng Phúc, Giám đốc, Thủ trưởng cơ quan điều tra Công an tỉnh đề nghị người dân cả nước, đặc biệt là nhân dân trong tỉnh nếu có thông tin liên quan đến vụ án thì cung cấp trực tiếp cho lực lượng công an làm nhiệm vụ.
Giám đốc Công an tỉnh cũng công khai số điện thoại của mình là: 0913.937.330 để tiếp nhận tin báo.
Trước đó , sáng 8/7, đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an, đã dẫn đầu đoàn công tác Bộ Công an đến Bình Phước thắp hương cho 6 nạn nhân trong vụ thảm sát, đồng thời thăm hỏi, chia sẻ mất mát với thân nhân bị hại.

Cơ quan công an đang điều tra vụ án thảm sát kinh hoàng ở Bình Phước. Ảnh Người lao động.

Tại buổi viếng các nạn nhân, Bộ trưởng Trần Đại Quang cho biết, sẽ tiếp tục cử các đơn vị nghiệp vụ, khẩn trương điều tra nhằm sớm tìm ra hung thủ trong thời gian sớm nhất để đưa ra truy tố, xét xử theo pháp luật.
Nhóm công nhân bị đuổi việc nói gì?
Thông tin thêm về vụ việc, báo Thanh Niên Online có cuộc trao đổi với nhóm công nhân bị đuổi việc ở nhà ông Mỹ trước thời điểm xảy ra án mạng ở Bình Phước.
Anh Phạm Văn Xuyên cho biết, anh bắt đầu làm từ đầu năm 2015 đến nay, anh Xuyên cũng nhận xét vợ chồng ông mỹ đối với mình rất tố và từ trước không hề có xích mích gì với anh cũng như nhóm công nhân.
Còn anh Thạch Thanh nói về lí do bị cho nghỉ việc: “Chúng tôi không bị đuổi. Làm ở công ty thì rất thoải mái, lương trung bình từ 7 - 8 triệu nên sống cũng được, ông bà chủ cũng tốt nữa. Nhưng do chúng tôi cưa xẻ gỗ không đúng quy cách nên thường bị anh kỹ thuật nói “nghỉ, nghỉ đi cho rồi”. Chúng tôi vốn không ưa anh này từ lâu nên khi nghe nói vậy thì tự ái nổi lên và cùng nhau bỏ việc chứ không phải bị đuổi”.
Khi hỏi về việc đi đâu, làm gì trong thời điểm xảy ra án mạng, Anh Bùi Phong Phú trả lời: “Ngày 6.7 chúng tôi gồm Phú, Xuyên, Xoài, Thanh và một số người khác tới xưởng gỗ ở xã Thanh An làm việc. Nhưng do thiếu người nên chúng tôi không làm mà ở lại sửa máy tới 10 giờ cùng ngày thì nghỉ. Cả chiều ngày 6.7 chúng tôi đi làm việc riêng mỗi người một nơi, tối thì về ngủ ở phòng trọ chứ không đi đâu. Khoảng 8 giờ 30 sáng 7.7, khi tới xưởng gỗ ở Thanh An làm việc thì được vợ báo là cả nhà ông Mỹ đã chết. Chúng tôi bỏ việc chạy về thì thấy cảnh tượng cả gia đình bị giết quá kinh hoàng và dã man”.
Lời khai của nhân chứng quan trọng nhất vụ thảm sát ở Bình Phước
Là người đầu tiên phát hiện vụ án mạng kinh hoáng ở Bình Phước, sáng sớm ngày 7/7, bà Đoàn Thị Cẩm Loan (SN 1975) là người làm công cho ông Lê Văn Mỹ (SN 1968, ngụ tổ 3, ấp 2, xã Minh Hưng, Chơn Thành, Bình Phước) đến làm việc nhà như thường lệ thì thấy cửa phía sau bị khóa.
Bà Loan đi lên cửa phía trước thì thấy cửa khép hờ. Khi đẩy cửa vào bên trong thì người phụ nữ này bàng hoàng phát hiện nhiều vệt máu và ba người gồm : Ông Lê Văn Mỹ, Nguyễn Lê Thị Ánh Nga (SN 1973, vợ ông Mỹ) và Lê Quốc Anh ( SN 2000, con trai ông Mỹ) nằm chết ở nền nhà. Tiếp tục chạy lên lầu, bà Loan phát hiện Lê Thị Ánh Linh (SN 1993, con gái ông Mỹ) và Dư Ngọc Tố Như (SN 1997, cháu ông Mỹ) chết tại phòng ngủ. Thi thể em Vỹ được phát hiện nằm chết ở hàng rào cạnh cổng nhà, trên cổ có vết cắt rất sâu.
Bà Loan vội tri hô và báo cho công an địa phương biết. Khi lực lượng cảnh sát tới hiện trường, phát hiện thêm em Dư Minh Vỹ (SN 2001, cháu ông Mỹ) nằm chết ở hàng rào cạnh cổng nhà. Tất cả 6 nạn nhân đều bị hung thủ cắt cổ cho đến chết. Truy tìm sát thủ qua dấu vết để lại ở hiện trường Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Công an tỉnh Bình Phước đã có mặt để bảo vệ hiện trường, đồng thời triển khai công tác khám nghiệm, thu thập chứng cứ.
Tại hiện trường bên trong căn nhà có nhiều dấu hiệu chống cự, xô xát của các nạn nhân và hung thủ. Lực lượng khoa học hình sự đã tìm thấy năm dấu vân tay trên cửa. Cảnh sát cũng tìm thấy nhiều dấu vết, thu nhiều tang vật được cho là của hung thủ để lại trong căn biệt thự rộng 1.000 m2 này.
Đến hơn 17h chiều cùng ngày, công tác khám nghiệm hiện trường vẫn đang được nỗ lực triển khai và gặp nhiều khó khăn do trời mưa lớn. Lực lượng chức năng đang khẩn trương tiến hành việc bảo vệ các chứng cứ, dấu vết từ hiện trường vụ án. Bên ngoài, dù trời mưa lớn nhưng dòng người hiếu kỳ vẫn không ngừng đổ về nơi xảy ra vụ án để theo dõi lực lượng chức năng làm nhiệm vụ.
Những manh mối quan trọng của vụ án giết người ở Bình Phước
Sau 24 giờ vào cuộc điều tra, nhiều manh mối phá án được cảnh sát thu thập qua các kênh khác nhau. Cũng theo Tuổi trẻ, quá trình ghi lời khai những người liên quan, có 2 bản cung ghi nhận một số tình tiết quan trọng.
Đó là lời khai người em ruột của bà Nguyễn Lê Thị Ánh Nga và tài xế chuyên chở củi cho gia đình đại gia gỗ. Theo em ruột bà Nga, khoảng 3h ngày 7/7, ông bất ngờ nhận được điện thoại của cháu là Tố Như (nạn nhân bị sát hại ở tầng 2).
Các điều tra viên khám nghiệm hiện trường. Trong điện thoại, Như đề nghị ông đến nhà chủ công ty gỗ gấp. Khi em bà Nga hỏi có việc gì thì điện thoại bị ngắt. Sau đó, người này gọi lại thì máy không liên lạc được.
Tưởng cháu mình chọc phá, ông này đi ngủ đến sáng. Lời khai thứ hai quan trọng không kém là của tài xế chở củi cho gia đình ông Mỹ. Anh này kể theo thường lệ, từ 3h30 - 4h mỗi ngày, ông đến nhà chủ lái xe chở hàng.
Tuy nhiên, khoảng 3h hôm xảy ra vụ án, tài xế nhận được điện của bà Nga bảo: “Bữa nay đừng tới chở củi”. Sau khi nói vậy, bà chủ tắt máy. Xâu chuỗi các tình tiết, cơ quan chức năng nhận định, thời điểm nạn nhân gọi điện có thể là lúc họ đang bị khống chế.
Trong khi Tố Như gọi cầu cứu người thân thì bị toán hung thủ phát hiện, chặn lại. Từ các mốc thời gian lưu lại trên cuộc gọi, cơ quan công an nhận định vụ án mạng xảy ra khoảng từ 3h30 - 4h. Công ty vừa cho một nhóm thợ nghỉ việc Bà Đoàn Thị Cẩm Loan (40 tuổi, người giúp việc cho gia đình ông Mỹ), nhân chứng đầu tiên có mặt tại hiện trường sau khi vụ án xảy ra kể, 7h ngày 7/7, bà đến nhà ông chủ ở ấp 2 làm việc.
Tới nơi, bà Loan phát hiện 6 người trong gia đình này tử vong. Các nạn nhân đều bị cắt cổ, tay chân bị trói.  Thời điểm đó, nhân chứng phát hiện cháu Na (18 tháng tuổi), con gái út ông Mỹ vẫn còn sống. Camera biệt thự không ghi được hung thủ giết 6 người "Trước thời điểm xảy ra trọng án, gia đình nạn nhân sửa chữa nhà nên đã ngắt điện của camera...",
 Phó trưởng phòng tham mưu, Công an tỉnh Bình Phước nói. Ông Phạm Văn Hiển (42 tuổi, quê Sóc Trăng, chồng bà Loan) kể, vợ ông giúp việc trong nhà ông Mỹ từ năm 2012. Khi cháu Na chào đời, bà Loan được vợ chồng chủ giao bé cho chăm sóc. Tối 6/7, sau khi cho Na ăn, đi ngủ, nữ giúp việc về nhà trọ.
Sáng hôm sau, bà tới làm và phát hiện vụ thảm sát. Ông Hiển cho hay, khi vợ mình vào phòng ngủ thấy bé Na nằm dưới nền gạch. Gặp người quen, cháu bé khóc thét đòi bế. Trên người Na có vết trầy xước.
Căn biệt thự 2 tầng, rộng hơn 100 m2 - hiện trường chính vụ án. Ảnh: Tuổi trẻ. Chiều 7/7, thông tin với báo chí về vụ án, thiếu tá Đào Văn Thêm, Phó trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Bình Phước cho biết, cơ quan điều tra nhận định khả năng đây là vụ giết người, cướp tài sản. Khi hung thủ ra tay, bé Na đang ngủ nên may mắn thoát nạn.
Theo Vietnamnet, công an xác định hung thủ đã cướp đi một số tài sản nhưng chưa thông tin cụ thể. Tại hiện trường, nhiều ôtô, trong đó có siêu xe hơn 5 tỷ đồng của gia đình đại gia gỗ vẫn ở trong sân.
Ghi tiếp lời khai các công nhân làm việc trong xưởng gỗ, cơ quan thu một manh mối đáng chú ý. Theo lời công nhân Lê Thị Lệ (45 tuổi), hơn 10 ngày trước khi vụ án xảy ra, ông Mỹ cho khoảng 10 thợ nghỉ việc. Chị này cho hay số thợ trên không chăm chỉ, bị phạt cảnh cáo nhiều lần nhưng vẫn tái phạm.    Vụ thảm sát xảy ra vào khoảng 4h sáng Thông thường, trong các ngày 8 và 9/7, vợ chồng ông Mỹ - bà Nga sẽ chi trả tiền lương cho khoảng 100 công nhân trong công ty.
Trước thời điểm phát lương vài ngày, chủ công ty Quốc Anh sẽ rút nhiều tiền về nhà, chuẩn bị trả công. Không loại trừ khả năng, hung thủ nhắm đến thời điểm này để cướp tiền - báo Vietnamnet đưa phân tích. Chia sẻ quan điểm với tờ báo trên, một điều tra viên Bộ Công an nói, Công an tỉnh Bình Phước đã đưa ra nhận định đây là vụ giết người, cướp tài sản dựa trên những kết quả điều tra ban đầu.
Hành động sát hại dã man những người không còn khả năng chống cự, có thể là cách hung thủ bịt đầu mối. Không loại trừ, nạn nhân biết mặt kẻ gây án. Gia đình nạn nhân đang làm ăn phát đạt Trên báo Công an nhân dân, anh Trần Văn Tiến (22 tuổi, ngụ Bình Phước), công nhân làm việc trong xưởng gỗ Quốc Anh kể: “Em đến xưởng gỗ làm được 3 năm. Gia đình ông Mỹ sống hiền lành, đối xử với công nhân, bà con lối xóm tốt, được mọi người yêu mến.
Cùng chung tâm trạng với anh Tiến, ông Phạm Văn Mãi (52 tuổi, công nhân) nói: "Sáng sớm, tôi tới làm việc bình thường cho khi nữ lao công dọn nhà, phát hiện vụ việc và la hét". Công ty gỗ có hơn 100 công nhân. Thường ngày, ông bà chủ luôn quan tâm đến hoàn cảnh, đời sống của từng người, không để điều tiếng. "Mọi người đều quý mến gia đình ông chủ.
Ở địa phương, gia đình ông Mỹ được nhận xét là người hiền lành. Ông là đại gia có tiếng trong lĩnh vực kinh doanh khai thác, chế biến gỗ. Ông Mỹ quê gốc ở Bình Dương lên xã Minh Hưng (huyện Chơn Thành) lập nghiệp khoảng hơn 30 năm nay. Vợ ông là bà Nguyễn Thị Ánh Nga (42 tuổi) - người ở địa phương.
Thuở đầu, vợ chồng họ kinh doanh vật liệu xây dựng, sau một thời gian thì chuyển qua kinh doanh cửa hàng xe gắn máy tại nhà. Cách đây vài năm, họ chuyển hẳn sang nghề khai thác, chế biến và xuất khẩu gỗ theo truyền thống kinh doanh của gia đình bà Nga lâu nay. Việc kinh doanh của gia đình vợ chồng ông Mỹ "phất" liên tục. Ông Mỹ lập nhà xưởng công ty trên khuôn viên đất rộng hàng nghìn mét vuông của gia đình.


Nguồn : Người đưa tin