News

6/recent/ticker-posts

Xấu hổ với họ hàng vì trót lấy phải anh chồng ki bo

Không ngờ chính quyết định sai lầm ấy khiến tôi rơi vào cảnh “ăn nhờ ở đậu” tủi nhục bên nhà chồng. Là phụ nữ không thể tự nuôi chính mình thì khổ lắm, đi đâu làm gì, dù mua mớ rau, miếng thịt cũng phải ngửa tay xin chồng.




3 năm trở lại đây khi việc kinh doanh của chồng tôi gặp vấn đề cũng là lúc chồng tôi thay tính đổi nết, lúc nào cũng tính toán thua thiệt, tiền ghim trong ví không nỡ tiêu. Người ta nói “cha sinh con trời sinh tính, giang sơn dễ đổi bản tính khó rời” chẳng sai. Có lẽ do trước kia công việc làm ăn phát đạt nên chồng tôi mới vui vẻ đưa cho vợ năm chục một trăm chi tiêu, chứ như bây giờ thì một xu anh ấy cũng không rời nói gì đến tiền trăm, tiền triệu.
Lấy phải chồng ki bo khổ trăm đường, vấn đề chi tiêu trong gia đình đã đành, đường này mỗi khi đến ngày lễ tết thì không biết giấu mặt vào đâu. Trước kia khi chưa kết hôn tôi cũng có công việc ổn định tự nuôi sống được bản thân. Khi đó tôi làm kế toán cho một doanh nghiệp, lương tuy không cao nhưng cũng đủ để trang trải cuộc sống không phải ngửa tay xin tiền gia đình. Nhưng từ sau khi lấy chồng, đã không ít lần chồng tôi đề nghị tôi nghỉ việc để ở nhà chăm lo nội trợ. Lúc đầu tôi nhất quyết phản đối, nhưng sau khi mang thai, thai nhi yếu nên buộc lòng tôi phải xin nghỉ việc ở nhà dưỡng thai. Cứ thế, cho đến khi sinh con tôi trở thành bà mẹ nội trợ thực thụ, không còn biết đến cuộc sống bên ngoài tấp nập thế nào.

Nghe chồng nói vậy mà tôi ứa nước mắt, tiền bạc dù không được dư dả như trước kia nhưng cũng không thiếu thốn gì cho cam mà chồng tôi lại keo kiệt đến thế. (Ảnh minh họa).

Rồi mãi sau này khi con cứng cáp hơn có thể gửi nhà trẻ thì do nghỉ việc khá lâu nên tôi không thể tự xin cho mình một công việc như trước kia. Đi đến đâu họ cũng từ chối vì đang nuôi con nhỏ, đã nghỉ việc lâu nghiệp vụ không còn tốt nữa. Quá chán nản vì mãi không xin được việc nên tôi đành chấp nhận ở nhà nội trợ ăn bám gia đình chồng.
Không ngờ chính quyết định sai lầm ấy khiến tôi rơi vào cảnh “ăn nhờ ở đậu” tủi nhục bên nhà chồng. Là phụ nữ không thể tự nuôi chính mình thì khổ lắm, đi đâu làm gì, dù mua mớ rau, miếng thịt cũng phải ngửa tay xin chồng. Nếu là ông chồng tâm lý, hiểu biết thì không sao, còn lấy phải ông chồng ki bo, gia trưởng, suy nghĩ thiển cận thì cả đời phải sống trong ấm ức, tủi nhục, lệ thuộc, “ăn nhờ ở đậu”, có muốn lên tiếng cũng chẳng dám.
Chỉ còn vài bữa nữa là đến Tết, nghĩ đến việc về quê thôi là tôi thấy sởn gai ốc chỉ vì ông chồng keo kiệt, ki bo này. Tết năm ngoái cũng vậy, tôi đã phải muối mặt với gia đình mẹ đẻ chỉ vì tiền mừng tuổi Tết, quà Tết biếu ông bà. Chưa khi nào tôi có thể tin nổi số kiếp mình kén cá chọn canh mãi rồi lấy phải ông chồng keo kiệt đến thế. Hôm đó, tôi tính đi sắm đồ Tết nên bàn trước với chồng để chồng đưa tiền còn mua sắm. Nào ngờ vừa nghe đến chuyện mua giỏ hoa quả, cân giò mang về đặt lễ Tết bên ngoại chồng tôi đã hét toáng lên “Năm nay kinh tế khó khăn, tiền bạc kiếm được thì ít, tiêu đi thì nhiều còn nghĩ đến quà cáp làm gì. Hai vợ chồng đưa con cái về có mặt là ông bà vui lắm rồi còn đòi hỏi gì nữa. Tiền tàu xe, đi lại từ thành phố về quê cũng đủ tốn kém rồi. Thôi cắt cái khoản lễ nghãi ấy đi…”.
Nghe chồng nói vậy mà tôi ứa nước mắt, tiền bạc dù không được dư dả như trước kia nhưng cũng không thiếu thốn gì cho cam mà chồng tôi lại keo kiệt đến thế. Bao nhiêu năm bố mẹ tôi nuôi lớn tôi, đến khi gả con gái đi chỉ giỏ quà Tết tôi cũng không có mang về. Để mặc vợ khóc, chồng tôi tắt đèn đi ngủ ngon lành. Cuối cùng tôi đành rút hết tiền tiết kiệm của mình để mua quà Tết về cho châ mẹ, cầm số tiền nhỏ trên tay đi sắm Tết mà tôi rưng rưng nước mắt.
Chỉ vài năm thôi nhưng tôi đã thấy thấm khổ nỗi đau khi lấy phải anh chồng ki bo, thấy hối hận khi nghỉ việc chỉ ở nhà nội trợ rồi mang tiếng “ăn bám” gia đình chồng.

Chưa hết, cũng trong năm ngoái hai vợ chồng tôi đưa con cái về quê ăn Tết. Chồng tôi vẫn ung dung vui vẻ tay không về quê vợ mà không ngại ngùng gì, trong khi tôi muối mặt cầm túi quà nhỏ về quê. Nhưng không ngờ, ngay cả việc lì xì tụi nhỏ ở quê chồng tôi cũng ki bo đến vậy.
Ở quê tôi có phong tục lì xì, dù lì xì ít hay nhiều cũng khiến bọn trẻ vui vẻ, người già phấn khởi. Nhưng chồng tôi lại chai mặt đến vậy, trẻ con vây quanh đấy, còn chồng tôi vẫn dương dương vào nhà vắt chéo chân, mặc cho cô dì chú bác hồ hởi tới lì xì cho con trai tôi anh vẫn hớn đến cầm tiền thay con còn cảm ơn rõ to nhưng không sao nỡ rút ra vài đồng lì xì các cháu. Đến khi tôi phải nói khẽ với chồng thì anh đỏ mặt quát “trẻ con tiêu gì đến tiền mà lì xì, cho tiền để chúng sinh hư à. Bày vẽ làm gì, cô thích thì cô tự bỏ tiền ra mà lì xì, chỉ được cái nhiễu sự…”.
Cứ Tết đến là tôi lại nhớ lại cảnh tượng chẳng vui vẻ ấy, rõ khổ nếu lấy phải anh chồng keo kiệt, ki bo. Tôi tâm sự chuyện gia đình mình cũng để muốn nhắc nhở các chị em dù có ra sao thì vẫn phải chọn chồng, đừng dại dột mà lấy chồng keo kiệt. Đặc biệt, là phụ nữ không cần giỏi, không cần kiếm nhiều tiền nhưng nhất thiết phải đi làm, phải tự nuôi được chính mình, đừng để rơi vào bước đường ngửa tay xin tiền chồng.