News

6/recent/ticker-posts

Hãi hùng nạn ấu d âm ở thiên đường t ình d ục

Từ lâu, Campuchia được mệnh danh là “thiên đường du lịch tình dục”. Cả nước này cùng bị “ám ảnh” bởi một lịch sử không mấy đẹp đẽ của các “phố lầu xanh” - nơi trẻ em gái mới 5 tuổi cũng được “tuyển mộ” làm gái mại dâm.

“Yêu râu xanh” Michael Jones bị chụp hình nhận dạng vào năm 2014 bởi các nhà điều tra của tổ chức APLE.
Rong Rattana - một Điều phối viên về bảo vệ trẻ em (CPC) làm việc cho tổ chức phi chính phủ mang tên Hành động vì trẻ em (APLE) ở Campuchia - đang chăm chú quan sát.
Chân dung gã “bố” đồi bại”
Anh dõi theo dấu vết của gã người Mỹ sau khi thấy hắn ta hay lảng vảng trong thành phố Siem Reap trên chiếc xe gắn máy, kè kè bên cạnh là một bé trai người bản địa. Suốt nhiều tháng, Rattana và các điều tra viên APLE khác đã vất vả lần theo dấu gã đàn ông sống ở vùng ngoại ô Siem Reap, trong một ngôi nhà trị giá 1,2 triệu USD có hồ bơi và một máng trượt nước.
Jack Sporich, một kỹ sư đã về hưu sống ở tiểu bang Arizona (Mỹ) và dọn tới Campuchia sau khi “ngồi bóc lịch” án 9 năm trong một nhà tù ở Mỹ, bị quản thúc điều trị trong một bệnh viện công suốt 3 năm vì có hành vi lạm dụng các bé trai. Các điều tra viên của APLE đặt căn nhà của đối tượng Sporich vào diện giám sát nghiêm ngặt.
Trong những cuộc thẩm vấn sau đó tại Tòa án, mấy đứa trẻ đã khai với các điều tra viên của APLE rằng chúng gọi Sporich là “Bố”. Lão ta cho tiền để lũ trẻ đi học, dạy chúng dùng máy vi tính nhưng “Bố” đã ngủ chung giường với chúng, tắm chung và trong một số thời điểm “Bố” còn nghịch “của quý” của bọn trẻ.
Một báo cáo chi tiết của APLE gửi đến Tòa án liên bang tháng 4/2009 đã mở đường cho vụ bắt giữ Sporich ở Campuchia, trục xuất về lại Mỹ để buộc hắn phải đối mặt với các mức phạt. Tháng 10/2015 vừa qua, lão già Jack Sporich, 81 tuổi, đã bị tuyên án 10 năm tù vì tội đã “lạm dụng” đám trẻ trai - một thành công to lớn của tổ chức APLE.
Những “hiệp sĩ” APLE
Tổ chức APLE là “lá cờ đầu” trong các nỗ lực chống lại nạn lạm dụng tình dục trẻ em ở Campuchia, đang trở nên danh nổi như cồn trong các năm qua bởi phương pháp tiếp cận cứng rắn của mình.
Dựa trên một toán các nhà điều tra mật và một trang web cung cấp thông tin, tổ chức APLE đã thực thi những cuộc săn lùng các du khách Tây phương – những người đã có thâm niên sống ở Campuchia, một trong những quốc gia nghèo nhất ở Đông Nam Á – khi chúng chọn Campuchia khai thác tình dục trẻ vị thành niên.
Những nỗ lực không mệt mỏi của APLE đã dẫn đến nhiều vụ giải cứu thành công số phận hàng trăm trẻ em bị lạm dụng. APLE trở thành đối tác đáng tin cậy của cảnh sát Campuchia cũng như Cơ quan hải quan và nhập cư Hoa Kỳ (ICE).
APLE được thành lập năm 2003 bởi nhà hoạt động người Pháp tên là Thierry Darnaudet và ngày nay, đây là một tổ chức đầy quyền lực. Mặc dù cách hoạt động khá khiêm tốn (theo đánh giá tài chính năm 2014, thu nhập thường niên của APLE vào khoảng 519.213 USD), nhưng tổ chức này đã làm việc khá nhịp nhàng với cơ quan hành pháp Mỹ, với sự “bật đèn xanh” của Bộ Nội vụ Campuchia (MoI) để điều tra sơ bộ và sau đó phối hợp với các cơ quan chính thức.
Một cuộc điều tra của APLE dẫn đến việc bắt giữ 3 phụ nữ Campuchia có hành vi chăn dắt gái mại dâm
Gian nan đòi công lý
Từ lâu, Campuchia được mệnh danh là “thiên đường du lịch tình dục”. Ở những “phố lầu xanh” kiểu như Svay Pak – một ngôi làng ngoại ô Phnom Penh - “nhà thổ” mọc lên như nấm, “tú bà” chăm chăm tuyển gái mại dâm kể cả khi đó chỉ là đứa bé 5 tuổi. Chưa kể “ngành công nghiệp gái trinh” kéo theo nhiều quan chức tham nhũng địa phương và khách ngoại quốc.
Giữa thập niên 2000, Chính phủ Campuchia bắt đầu làm việc chặt chẽ với Mỹ và Australia, bắt giữ và trục xuất hàng loạt những gã khách ngoại quốc dâm ô, buộc bọn chúng đối mặt với các phiên xét xử .
Theo MoI, các cuộc điều tra của APLE đã giải cứu hơn 680 trẻ em từ các vụ lạm dụng tình dục: với 55% trẻ trai, 45% trẻ gái. APLE cũng duy trì một đường dây nóng báo tin tội phạm, nhận được 227 báo cáo tình nghi vào năm ngoái 2014, 23 vụ bắt giữ kẻ phạm tội.
Tổ chức này cũng cung cấp gói hỗ trợ pháp lý và xã hội cho trẻ em và các gia đình có người thân bị lạm dụng tình dục. Một trong những vụ xét xử đình đám có công sức của tổ chức APLE là vụ tên tội phạm Ronald Gerald Boyajian, gã người Mỹ bị bắt giữ cùng với Jack Sporich và Erik Leonardus Peeters vào năm 2009 như là một phần của “Chiến dịch khách du lịch xoắn kép” liên minh giữa Mỹ và Campuchia.
Boyajian bị cáo buộc đã bỏ số tiền 20.000 Reil (tiền Campuchia, tương đương 5 USD) để mua dâm một cô bé Việt Nam mới 10 tuổi, làm tình đường miệng với hắn ta. Theo hồ sơ điều tra của APLE, Boyajian đã lui tới một nhà thổ trẻ em ở Svay Pak. Cô bé đã nhận ra ảnh của Boyajian và khai rằng đã gặp hắn rất nhiều lần. Tại một trong các buổi gặp gỡ, Boyajian đã nói với cô bé bằng tiếng Việt: “Cô bé, đi chơi đi”.
Boyajian – người trước đó từng bị kết án vào năm 1994 với 22 tội danh liên quan đến hiếp dâm ở Quận Cam, theo các hồ sơ của Tòa Thượng thẩm- không nhận tội và đã thuê cựu luật sư Danny Davis để nghiên cứu về luật pháp Campuchia cũng như các lỗ hổng trong đó. Phiên tòa mới xét xử Boyajian đã diễn ra vào ngày 3/11/2015, nhưng Tòa án đang tỏ sự lưỡng lự vì có thể phiên tòa bị trì hoãn thêm một lần nữa.
Nhà chức trách Campuchia bắt giữ một nghi phạm “ấu dâm” người ngoại quốc
Chính phủ có bất lực?
Trong một thư điện tử (email) gửi cho tạp chí V.I.CE, ông Ricketson - một nhà làm phim người Australia - viết: “Các bằng chứng do tổ chức APLE thu thập nên được kiểm tra kỹ lưỡng bởi luật sư đại diện cho người bị cáo buộc.
Tính xác thực của bằng chứng từ APLE chưa bao giờ gặp sự ngáng trở của tòa án Campuchia, cho thấy sự yếu kém của hệ thống tư pháp nước này. Chính phủ Campuchia phải tự kiện toàn hệ thống hành pháp của mình, tăng cường sức mạnh cho luật pháp, chứ không thể cứ để mặc sức cho các NGO muốn làm gì thì làm”.
Nhưng ông Samleang Seila – Chủ tịch của APLE - đã bác bỏ mọi lời chỉ trích, khẳng định rằng người ta đã nghĩ sai về cách thức hành động của APLE: “Những gì chúng tôi làm là tuân thủ theo Bộ Nội vụ Campuchia (MoI) về xác định nghi phạm, tiếp cận thông tin và cố gắng tiến hành các cuộc điều tra sơ bộ.
Chúng tôi sát cánh hỗ trợ lực lượng cảnh sát Campuchia, và vai trò chính của chúng tôi là hỗ trợ các nạn nhân từ việc làm chứng trong suốt quá trình xét xử”. Đại sứ quán Mỹ tại Campuchia và phát ngôn viên của Cơ quan hải quan và di trú Mỹ (ICE) từ chối bình luận về việc này.
Bên cạnh những lời phàn nàn về APLE, cũng có những tổ chức phi chính phủ khác ủng hộ cho họ, như First-Step Cambodia, một tổ chức cung cấp nguồn lực cho các nạn nhân sống sót từ lạm dụng tình dục. Ông Alastair Hilton, đồng sáng lập kiêm cố vấn kỹ thuật của First-Step Cambodia, phát biểu:
“APLE cùng với nhiều tổ chức địa phương và quốc tế khác, đã cung cấp sự hỗ trợ, đào tạo và nguồn lực cho MoI trong suốt nhiều năm qua, trong một nỗ lực cải thiện sự phản ứng và bảo vệ trẻ em, cùng các nhân tố bị ảnh hưởng hoặc gặp rủi ro từ hành động lạm dụng”. “Nhìn chung hoàn toàn hợp pháp cho một tổ chức tư nhân giúp các cơ quan công quyền phá án” - bà Diane Marie Amann, GS Luật tội phạm quốc tế tại trường luật thuộc Đại học Georgia (Georgia, Mỹ) nói.
Bất chấp những lùng bùng, ngờ vực, hoài nghi từ đâu đó thì APLE vẫn đang là “đầu tàu” trong cuộc chiến bảo vệ trẻ em thoát khỏi các hành vi lạm dụng tình dục ở Campuchia, giải cứu an toàn cho họ. Ông Hilton lạc quan nói: “Nếu APLE không nhúng tay điều tra, tôi cam đoan rằng sẽ không có bất kỳ ai có thể đưa công lý ra ánh sáng, cũng như không có ai đủ can đảm để làm điều đó”./.